Ngành Tài nguyên và Môi trường: Thi đua để bứt phá toàn diện
Thứ 6, 16/10/2020 - 11:21 GMT+7 Lượt xem: 3355
Phong trào Thi đua yêu nước của ngành Tài nguyên và Môi trường luôn quán triệt và thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Tâm thế lớn
72 năm qua, “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11/6/1948 - 11/6/2020) vẫn vẹn nguyên giá trị, luôn là lời hiệu triệu mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thực hành "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" của Bác, trong suốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đặc biệt quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, trở thành động lực, thúc đẩy toàn ngành bứt phá toàn diện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên cả nước.
Lấy mẫu quan trắc môi trường nước mặt
Trong tâm thế đó, nhiều năm qua, Ban Cán sự, lãnh đạo Bộ, đã lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện phương châm hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 là “Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức các hội nghị tập huấn phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, ý thức tự giác và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể tạo động lực cho toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động hăng hái thi đua từng bước biến thách thức thành cơ hội, tạo bước chuyển biến rõ nét, thực chất và đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực công tác, đặc biệt là đã chủ động tham mưu với Đảng và Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách lớn mang tầm chiến lược, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong tâm thế đó, nhiều năm qua, Ban Cán sự, lãnh đạo Bộ, đã lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện phương châm hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 là “Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức các hội nghị tập huấn phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, ý thức tự giác và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể tạo động lực cho toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động hăng hái thi đua từng bước biến thách thức thành cơ hội, tạo bước chuyển biến rõ nét, thực chất và đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực công tác, đặc biệt là đã chủ động tham mưu với Đảng và Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách lớn mang tầm chiến lược, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đo đạc xác định ranh giới sử dụng đất
Ngay từ những ngày đầu triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn (2016 - 2020) nhằm phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo và đổi mới toàn diện, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”.Với phương châm thiết thực, hiệu quả, các phong trào thi đua gắn với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, hưởng ứng chủ trương xây dựng “Chính phủ kiến tạo, liêm chính”. Kế hoạch này đã và đang được triển khai sâu rộng trong toàn ngành, tạo luồng sinh khí mới hứng khởi thi đua, nỗ lực vượt qua các khó khăn thách thức hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ đã đề ra, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
Động lực để phát triển bền vững
Phong trào thi đua toàn ngành bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, được phát động sâu rộng, có chiều sâu tại các cơ quan, đơn vị với hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của đông đảo tầng lớp nhân dân, khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đo đạc điều tra cơ bản khí tượng thủy văn luôn bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất
Với công tác quản lý chuyên ngành, các nguồn tài nguyên từng bước được quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả trở thành thành nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.Nổi bật là công tác cải cách hành chính luôn được Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm chỉ đạo, các đơn vị trực thuộc quyết tâm thực hiện. Đây được xem là quyết sách lớn góp phần hài lòng nhân dân, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường. Đến nay, Bộ bãi bỏ, sửa đổi gần 63% điều kiện kinh doanh; cắt giảm bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của Bộ tăng 9 bậc so với năm 2016…
Ngành Tài nguyên và Môi trường đã tập trung giải quyết những vướng mắc đặt ra từ thực tiễn thi hành Luật Đất đai; chỉ đạo hoàn thành việc lập, phê duyệt điều chỉnh sử dụng đất đồng bộ ở 3 cấp; thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để giải quyết nhu cầu nhà ở, phát triển sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong 4 năm (2015 - 2020), chúng ta đã đưa hơn 63 nghìn ha đất chưa sử dụng vào các mục
đích phát triển kinh tế - xã hội; chuyển dịch gần 76 nghìn ha đất cho phát triển hạ tầng, sản xuất kinh doanh, phát triển đô thị. Tình trạng sử dụng lãng phí đất đai đã được khắc phục căn bản, xử lý, thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án với diện tích gần 30 nghìn ha…
Cùng với đó, bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm của toàn xã hội từ nhận thức đến hành động. Toàn ngành tập trung giải quyết các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng, chủ động phòng ngừa, kiểm soát các nguy cơ ô nhiễm môi trường. Trong đó, phải kể đến việc Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về quản lý rác thải, từng bước thực hiện tái chế, tái sử dụng rác thải thay cho chôn lấp, giảm thiểu rác thải nhựa. Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển được tăng cường.
Khảo sát địa chất
Hệ thống thông tin địa lý từng bước được số hóa; công nghệ viễn thám đã được đẩy mạnh ứng dụng phục vụ quản lý, giám sát tài nguyên, môi trường. Công tác điều hành được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng; thủ tục hành chính không ngừng được cải cách. Các vấn đề bức xúc xã hội đã được tập trung chỉ đạo giải quyết như khiếu kiện liên quan đến tài nguyên và môi trường, xử lý các vi phạm,... qua đó, tăng cường sự hài lòng, củng cố niềm tin của nhân dân.Toàn ngành đã tập trung nâng cao chất lượng dự báo khí tượng thủy văn, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Bão, nước biển dâng, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn để chủ phòng chống thiên tai. Chủ động đề xuất các quyết sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai các giải pháp tổng thể trước mắt và lâu dài, chuyển đổi mô hình sản xuất quy mô lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên, an toàn và bền vững.
Toàn ngành đã triển khai nhiều giải pháp, sáng kiến quốc tế và trong nước nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, bước đầu tạo được sự chung tay của toàn xã hội. Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được triển khai tích cực, kinh tế biển và các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc biệt, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thành công Hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong hành động của các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế với người dân.
Sinh khí mới hướng tới thành công
“Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, trách nhiệm, hiệu quả” - là chủ đề trọng tâm của Phong trào Thi đua yêu nước năm 2020 được Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát động trong toàn ngành Tài nguyên và Môi trường. Từ thông điệp đó, phong trào thi đua đang hừng hực khí thế, lan tỏa đến mọi miền đất nước, là niềm tự hào, nguồn cổ vũ to lớn tới từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; tạo dấu mốc vẻ vang, khẳng định những thành tựu quan trọng của toàn ngành.
Danh hiệu thi đua và hình khen thưởng của các tập thể, cá nhân thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2015 - 2020: Huân chương các loại: 106; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 146; Cờ Thi đua của Chính phủ: 49; Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc: 11; Cờ Thi đua của Bộ Tài nguyên và Môi trường: 289; Chiến sỹ Thi đua ngành Tài nguyên và Môi trường: 356; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: 1.802... |
Từ nay đến cuối năm 2020, ngành Tài nguyên và Môi trường tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời vấn đề bức xúc, điểm nóng phát sinh. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và các vụ việc tồn đọng kéo dài.Toàn ngành tiếp tục đổi mới tư duy hành động; chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành; dự báo, phản ứng chính sách kịp thời để vượt qua khó khăn, thách thức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên, chủ động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hộ. Cùng với đó, ngành Tài nguyên và Môi trường tập trung sửa đổi Luật Đất đai hoàn thiện các công cụ kinh tế, tài chính, đổi mới phương pháp định giá đất để quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, phòng chống thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất. Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Toàn ngành tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Hoàn thiện quy trình liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, biển và hải đảo. Thực hiện cung cấp Dịch vụ công trực tuyến đối với tất các các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ…
TP.HCM sau 45 năm thống nhất đất nước
Tiếp tục hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế; thúc đẩy, mở rộng các diễn đàn đối thoại, tham vấn chính sách nhất là trong sửa đổi Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường. Rà soát, thể chế hóa các hiệp định, cam kết mà Việt Nam đã tham gia. Tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông, mô hình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổi thói quen tiêu dùng, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Với những giải pháp trọng tâm, với khí thế mới, quyết tâm cao, cùng những nền tảng đã xây dựng trong những năm qua, chúng ta hoàn toàn tin tưởng toàn ngành Tài nguyên và Môi trường luôn hành động, chung sức, đồng lòng, thi đua sáng tạo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và chuẩn bị tốt nền tảng cho giai đoạn đến năm 2030 và các năm tiếp theo, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó.Tiếp tục hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế; thúc đẩy, mở rộng các diễn đàn đối thoại, tham vấn chính sách nhất là trong sửa đổi Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường. Rà soát, thể chế hóa các hiệp định, cam kết mà Việt Nam đã tham gia. Tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông, mô hình truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổi thói quen tiêu dùng, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và môi trường