Bộ TN&MT: Hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia

Thứ 4, 28/01/2015 - 08:43 GMT+7 Lượt xem: 2125

Ngày 27/1, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức Hội thảo giới thiệu kết quả Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia” (Dự án NBDS).

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng chủ trì hội thảo. Tới tham dự hội thảo có đại diện các Bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan thông tấn báo chí.

Theo báo cáo của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học – đơn vị thuộc Tổng cục Môi trườngđược giao thực hiện dự án, Dự án NBDS do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ thực hiện từ năm 2011 đến tháng 3/2015. Về cơ bản, các sản phẩm của Dự án đã được hoàn thiện, bao gồm: Kiến trúc cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học (ĐDSH) quốc gia (NBDS); đề án phát triển cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia; phát triển bộ chỉ thị quan trắc ĐDSH quốc gia và cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), Hướng dẫn quan trắc đất ngập nước; xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan khác trong việc chia sẻ, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin NBDS được đề xuất.

Cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia được thiết kế để trở thành trung tâm của tất cả các thông tin về ĐDSH ở Việt Nam, cập nhật thông tin về hiện trạng và xu hướng ĐDSH ở cấp quốc gia, tỉnh, vườn quốc gia, khu bảo tồn, … sử dụng mô hình, đồ thị, bản đồ GIS dễ hiểu, phân tích dữ liệu ĐDSH tại các bộ, ban, ngành để phục vụ công tác xây dựng các chính sách, chiến lược …về bảo tồn ĐDSH.

Đề án phát triển cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia phân tích các căn cứ, mục tiêu, nội dung, yêu cầu xây dựng và phát triển NBDS; cấu trúc, hệ thống phần mềm quản trị dữ liệu, … Hiện Đề án đang được đăng trang web lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

Dự án xây dựng Dự thảo Thông tư nhằm xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan khác trong việc chia sẻ, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin NBDS. Dự thảo Thông tư Quy định cung cấp, trao đổi và quản lý thông tin về ĐDSH gồm 3 Chương và 13 Điều.

Theo Dự thảo, nguồn thông tin, dữ liệu ĐDSH bao gồm các số liệu điều tra, quan trắc ĐDSH; phiếu thông tin chỉ thị ĐDSH; báo cáo ĐDSH các cấp; danh mục động vật chí, thực vật chí; hồ sơ quy hoạch, kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH; thông tin niên giám thống kê hàng năm; các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách, chiến lược, quy hoạc, kế hoạc, chương trình bảo tồn ĐDSH; các nguồn thông tin, dữ liệu ĐDSH.

Dự thảo nêu rõ, việc quản lý thông tin, dữ liệu ĐDSH sẽ được giao cho Tổng cục Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ giao một đơn vị trực thuộc là Cơ quan đầu mối Bộ (kiêm nhiệm thực hiện); giao Sở TN&MT là cơ quan đầu mối của địa phương.

Hiện Dự thảo Thông tư đang được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng.

Dự án cũng đã xây dựng “Hướng dẫn xây dựng và sử dụng chỉ thị đa dạng sinh học” bao gồm chỉ thị cho cấp quốc gia và cấp địa phương (tỉnh, khu bảo tồn), hỗ trợ công tác xây dựng chính sách, quản lý môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; và “Hướng dẫn quan trắc đánh giá đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Việt Nam” hỗ trợ các đơn vị, tổ chức và cá nhân thực hiện quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển; lập kế hoạch và thiết kế chương trình quan trắc, quản lý môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học – đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho quan trắc đa dạng sinh học đất ngập nước tại Việt Nam. 

Đa số các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học thống nhất  trên cả nước là hết sức cần thiết, tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học đã được thiết lập ở các vườn quốc gia hay khu bảo tồn vẫn còn tản mạn, chưa thống nhất về nội dung cũng như chuẩn hóa dữ liệu. Vì vậy, để thiết lập được cơ sở dữ liệu thống nhất thì việc phối hợp, cung cấp và chia sẻ thông tin cũng là một trong những yếu tố cốt lõi.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng đánh giá, việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia sẽ góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động quản lý Nhà nước về ĐDSH, cũng như triển khai cụ thể các văn bản quy phạp pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Đồng thời, đây sẽ là nguồn thông tin ĐDSH phong phú, đa dạng và tin cậy cho các tổ chức, cá nhân tại các trường, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước tham khảo, nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH.

Toàn cảnh hội thảo

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

KDjxpi
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6356210
Liên kết trang