Văn phòng GEF Việt Nam
GIỚI THIỆU QUỸ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM

Giới thiệu chung

  • Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992, để giúp giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách nhất hành tinh. Kể từ đó, GEF đã tài trợ 14,5 tỷ $ và huy động 75,4 tỷ $ tài trợ bổ sung cho gần 4.000 dự án. GEF cũng đã trở thành đối tác quốc tế của 183 quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.
  • 18 đối tác thực hiện của GEF là: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển châu Mỹ Latinh (CAF), Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Ngân hàng phát triển Nam Phi (DBSA), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Văn phòng hợp tác kinh tế đối ngoại,Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc (FECO), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ đa dạng sinh học Brazil (FUNBIO), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB), Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Ngân hàng Phát triển Tây Phi (BOAD ), Ngân hàng thế giới (WBG), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).
  • Để điều phối các hoạt động hỗ trợ của GEF tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Ban Chỉ đạo và Văn phòng GEF Việt Nam. Ban Chỉ đạo do Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng Ban, có các thành viên là đại diện của các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, đại diện của các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Thời gian qua, GEF đã tài trợ Việt Nam tổng cộng 98 dự án, trong đó có 53 dự án quốc gia, 45 dự án khu vực và toàn cầu. Hỗ trợ của GEF đã và đang đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam nói riêng đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu nói chung.

Tổ chức của GEF Việt Nam

Ban chỉ đạo GEF Việt Nam

1. Cơ cấu tổ chức

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Quyết định số 2346/QĐ-BTNMT ngày 7/12/2009 thành lập Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam, thay thế Quyết định số 1313/QĐ-BTNMT ngày 23/9/2003 về việc thành lập Ban Điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam.

Để phù hợp với tình hình mới, ngày 03/09/2015, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Quyết định số 2237/QĐ-BTNMT về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam. Ban Chỉ đạo GEF đứng đầu là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và bao gồm 18 thành viên là lãnh đạo các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đầu mối tác nghiệp GEF là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Xem thêm Quyết định số 2237/QĐ-BTNMT ngày 03/09/2015 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam.

2. Quy chế tổ chức và hoạt động

Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam là cơ quan giúp việc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam trong Đại hội đồng GEF, Hội đồng GEF, triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế với GEF, các thành viên của GEF và chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động của GEF tại Việt Nam.

Xem thêm Quyết định số 01/QĐ-BCĐGEF ngày 27/10/2015 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam.

Tổ công tác GEF Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam đã ký Quyết định số 02/QĐ-BCĐGEF ngày 28/10/2015 về việc thành lập Tổ công tác Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam. Tổ công tác GEF đứng đầu là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Đầu mối tác nghiệp GEF Việt Nam và Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo GEF Việt Nam và bao gồm 16 thành viên là cán bộ các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tổ công tác có nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật cho Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo GEF Việt Nam và hoạt động theo quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo GEF Việt Nam.

Xem thêm Quyết định số 02/QĐ-BCĐGEF ngày 28/10/2015 về việc thành lập Tổ công tác Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam.

Văn phòng GEF Việt Nam

Văn phòng Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng GEF Việt Nam) đặt tại Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường là tổ chức giúp việc Ban Chỉ đạo Quỹ môi trường toàn cầu của Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo GEF Việt Nam) chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam trong Đại hội đồng GEF, Hội đồng GEF, triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế với GEF, các thành viên của GEF và chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động của GEF tại Việt Nam; là đầu mối điều phối hoạt động của Quỹ Công nghệ sạch (Clean Technology Fund – CTF) tại Việt Nam và các cơ chế tài chính quốc tế khác về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo phân công của Bộ trưởng.

Xem thêm Quyết định số 389/QĐ-BTNMT ngày 18/03/2014 về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban Chỉ đạo Quỹ Môi trường toàn cầu của Việt Nam.

Đối tác thực hiện

LĨNH VỰC TRỌNG TÂM

Từ năm 1991, GEF đã cung cấp mới và thêm các khoản tài trợ, nguồn kinh phí ưu đãi để trang trải chi phí “phát sinh” hay bổ trợ để chuyển đổi dự án mang tính lợi ích quốc gia thành dự án mang lại lợi ích môi trường toàn cầu.

Tìm hiểu thêm về các lĩnh vực hoạt động.

climate-change-circle Chemicals-Waste-200x200 Land-Degradation-Circle-200x200 international-waters Forests-200x200
Đa dạng sinh học Biến đổi khí hậu Hóa chất & chất thải Suy thoái đất Vùng nước quốc tế Quản lý rừng bền vững

GEF cũng hoạt động trong một số các lĩnh vực đa phương, các chương trình và các vấn đề đa lĩnh vực:

  • An ninh lương thực
  • Thành phố bền vững
  • Hàng hóa
  • Đối tác công tư
  • Phát triển năng lực
  • Chương trình tài trợ nhỏ
  • Chương trình Hỗ trợ Quốc gia
  • Lồng ghép giới
  • Các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển
  • Dân tộc thiểu số

THỦ TỤC PHÊ DUYỆT CÁC DỰ ÁN GEF TẠI VIỆT NAM

Theo Quyết định số 2345/QĐBTNMT ngày 7/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chế xây dựng, đồng thuận, vận động, quản lý và giám sát việc thực hiện dự án Quỹ Môi trường toàn cầu, thủ tục phê duyệt sẽ theo những bước sau:

  • Xây dựng ý tưởng dự án GEF (PIF): tất cả các tổ chức và cơ quan làm việc về ĐDSH, BĐKH, suy thoái đất, các vùng nước quốc tế, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), tham vấn với Văn phòng GEF và phối hợp với các cơ quan thực hiện GEF đề xuất ý tưởng dự án vận động tài trợ của GEF trong lĩnh vực tương ứng. Đề xuất dự án phải đáp ứng cả ưu tiên quốc gia và các ưu tiên GEF. Ý tưởng dự án GEF phải được GEF Việt Nam xem xét đồng thuận trước khi gửi GEF để vận động tài trợ. Trường hợp đề xuất GEF hỗ trợ kinh phí xây dựng văn kiện dự án thì phải nêu rõ trong ý tưởng dự án GEF.
  • Đồng thuận đối với ý tưởng dự án GEF: Ý tưởng dự án và hồ sơ đề nghị đồng thuận cần gửi tới GEF Việt Nam để xem xét GEF kèm theo phiếu đánh giá đến các thành viên Ban Chỉ đạo GEF Việt Nam để xin ý kiến. Sau khi nhận được ý tưởng dự án đã được bổ sung, hoàn thiện theo ý kiến của Ban Chỉ đạo, Đầu mối tác nghiệp của GEF Việt Nam thông báo sự đồng thuận của Việt Nam với GEF và các bên liên quan.
  • Xây dựng văn kiện dự án: Cơ quan thực hiện dự án chủ trì, phối hợp với Cơ quan thực hiện của GEF tổ chức vận động các bên liên quan thông qua văn kiện dự án. Đầu mối tác nghiệp của GEF Việt Nam có trách nhiệm điều phối, hướng dẫn việc vận động GEF thông qua văn kiện dự án GEF đã được GEF Việt Nam đồng thuận.
  • Vận động GEF thông qua văn kiện dự án: Cơ quan thực hiện dự án chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện của GEF tổ chức vận động các bên liên quan thông qua văn kiện dự án. Việc thay đổi văn kiện dự án khác với mục tiêu, nội dung chính của ý tưởng dự án GEF đã được GEF Việt Nam đồng thuận phải thông báo với GEF Việt Nam.
  • Phê duyệt dự án từ Chính phủ Việt Nam: Sau khi GEF phê duyệt văn kiện dự án, cơ quan đề xuất dự án chuẩn bị đề cương dự án theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp ý kiến đóng góp từ các Bộ nghành và các cơ quan, yêu cầu cơ quan đề xuất dự án xem xét và tổng hợp các ý kiến đóng góp này vào đề cương dự án và trình Thủ tướng phê duyệt danh mục dự án. Trong trường hợp các Bộ nghành có quan điểm về tổng thể khác với văn kiện dự án ban đầu đã được GEF phê duyệt thì Văn phòng GEF, cơ quan đề xuất dự án và cơ quan thực hiện sẽ cần đàm phán với GEF lần nữa để đạt được nhất trí.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

CÔNG ƯỚC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

  • Tên: Công ước Đa dạng sinh học
  • Thời gian: được thoả thuận vào ngày 05/06/1992 tại Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro vào năm 1992
  • Nội dung chính: Nội dung của công ước là bảo tồn các dạng tài nguyên sinh học, sử dụng một cách hợp lý các thành phần của ĐDSH và chia sẻ một cách đúng đắn, hợp lý và công bằng lợi nhuận thu được do sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền, việc chuyển giao kỷ thuật tiên tiến một cách thích hợp, lưu ý đến các quyền sở hữu về các tài nguyên đó và các kỷ thuật và có nguồn kinh phí thích hợp. Để thực hiện nội dung của công ước, yêu cầu các bên ký kết công ước thực hiện các công việc: thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; hồi phục các HST bị suy thoái; bảo vệ các loài có nguy cơ bị tiêu diệt bằng pháp luật; hạn chế và quản lý các hành động gây nguy hại đến ĐDSH; ban hành công tác đánh giá tác động môi trường; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển quốc gia, kế hoạch hành động về bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên ĐDSH trong và ngoài các khu bảo tồn
  • Số nước phê chuẩn:  183 nước phê chuẩn
  • Thời gian tham gia của  Việt Nam: 29/12/1993
  • Nội dung chi tiết: Công ước về Đa dạng sinh học

CÔNG ƯỚC CHỐNG SA MẠC HÓA

  • Tên: Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc
  • Thời gian: Công ước được mở cho các nước ký tại Pari vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994
  • Nội dung chính: Nội dung của công ước là xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá. Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá. Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá. Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt chủng, khí hậu thay đổi.
  • Nội dung chi tiết: Công ước Chống sa mạc hóa

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  • Tên: Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
  • Thời gian: Công ước có hiệu lực vào ngày 21 tháng 3 năm 1994
  • Nội dung chính: sự ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải được đạt tới trong một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, bảo đảm rằng việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.
  • Số nước phê chuẩn:  197 nước phê chuẩn
  • Thời gian tham gia của  Việt Nam: 16/11/1994
  • Nội dung chi tiết: Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

 

Dự án & Tài trợ

Theo Quyết định số 2345/QĐBTNMT ngày 7/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chế xây dựng, đồng thuận, vận động, quản lý và giám sát việc thực hiện dự án Quỹ Môi trường toàn cầu, thủ tục phê duyệt sẽ theo những bước sau:

• Xây dựng ý tưởng dự án GEF (PIF): tất cả các tổ chức và cơ quan làm việc về ĐDSH, BĐKH, suy thoái đất, các vùng nước quốc tế, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), tham vấn với Văn phòng GEF và phối hợp với các cơ quan thực hiện GEF đề xuất ý tưởng dự án vận động tài trợ của GEF trong lĩnh vực tương ứng. Đề xuất dự án phải đáp ứng cả ưu tiên quốc gia và các ưu tiên GEF. Ý tưởng dự án GEF phải được GEF Việt Nam xem xét đồng thuận trước khi gửi GEF để vận động tài trợ. Trường hợp đề xuất GEF hỗ trợ kinh phí xây dựng văn kiện dự án thì phải nêu rõ trong ý tưởng dự án GEF.

• Đồng thuận đối với ý tưởng dự án GEF: Ý tưởng dự án và hồ sơ đề nghị đồng thuận cần gửi tới GEF Việt Nam để xem xét GEF kèm theo phiếu đánh giá đến các thành viên Ban Chỉ đạo GEF Việt Nam để xin ý kiến. Sau khi nhận được ý tưởng dự án đã được bổ sung, hoàn thiện theo ý kiến của Ban Chỉ đạo, Đầu mối tác nghiệp của GEF Việt Nam thông báo sự đồng thuận của Việt Nam với GEF và các bên liên quan.

• Xây dựng văn kiện dự án: Cơ quan thực hiện dự án chủ trì, phối hợp với Cơ quan thực hiện của GEF tổ chức vận động các bên liên quan thông qua văn kiện dự án. Đầu mối tác nghiệp của GEF Việt Nam có trách nhiệm điều phối, hướng dẫn việc vận động GEF thông qua văn kiện dự án GEF đã được GEF Việt Nam đồng thuận.

• Vận động GEF thông qua văn kiện dự án: Cơ quan thực hiện dự án chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện của GEF tổ chức vận động các bên liên quan thông qua văn kiện dự án. Việc thay đổi văn kiện dự án khác với mục tiêu, nội dung chính của ý tưởng dự án GEF đã được GEF Việt Nam đồng thuận phải thông báo với GEF Việt Nam.

• Phê duyệt dự án từ Chính phủ Việt Nam: Sau khi GEF phê duyệt văn kiện dự án, cơ quan đề xuất dự án chuẩn bị đề cương dự án theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp ý kiến đóng góp từ các Bộ nghành và các cơ quan, yêu cầu cơ quan đề xuất dự án xem xét và tổng hợp các ý kiến đóng góp này vào đề cương dự án và trình Thủ tướng phê duyệt danh mục dự án. Trong trường hợp các Bộ nghành có quan điểm về tổng thể khác với văn kiện dự án ban đầu đã được GEF phê duyệt thì Văn phòng GEF, cơ quan đề xuất dự án và cơ quan thực hiện sẽ cần đàm phán với GEF lần nữa để đạt được nhất trí.

Bạn có thể xem các dự án Tại Đây

Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

vR7OVv
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

4870277
Liên kết trang