Hội thảo quốc gia khởi động xây dựng Văn kiện dự án "Tăng cường tính bền vững tầng chứa nước xuyên biên giới Campuchia-Đồng bằng sông Cửu Long"

Thứ 5, 15/10/2020 - 09:08 GMT+7 Lượt xem: 7742

Ngày 9/10, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) tổ chức Hội thảo quốc gia khởi động xây dựng dự án "Tăng cường tính bền vững tầng chứa nước xuyên biên giới Campuchia-Đồng bằng sông Cửu Long".

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ TN&MT phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo là các đại biểu đến từ các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; các Viện, Trường Đại học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, đóng vai trò quan trong trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời cũng là một trong những động lực góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Nguồn nước ngầm đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất lúa gạo và đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm tại khu vực này đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ các hoạt động phát triển thượng nguồn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và mặt trái của phát triển kinh tế xã hội của vùng dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm; suy giảm chất lượng nước; gia tăng xâm nhập mặn...

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đề xuất dự án "Tăng cường tính bền vững tầng chứa nước xuyên biên giới Campuchia-Đồng bằng sông Cửu Long", đề xuất dự án đã được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đồng ý tài trợ.

Dự án góp phần tăng cường tính bền vững về môi trường và an ninh nguồn nước ở Hạ lưu sông Mê Công bằng cách, lần đầu tiên, tập trung cải thiện quản trị và sử dụng bền vững tầng chứa nước xuyên biên giới Châu thổ sông Mê Công; xây dựng sự đồng thuận giữa Việt Nam và Campuchia về các vấn đề xuyên biên giới và quốc gia ảnh hưởng đến tầng chứa nước; kiểm tra, thử nghiệm các chiến lược để cải thiện việc bổ cập cho nước ngầm, giảm khai thác và giảm đánh đổi hệ sinh thái/sinh kế; đạt được thoả thuận chung về hợp tác tăng cường việc quản lý tầng chứa nước xuyên biên giới; thực hiện các cải cách chính sách, pháp luật và thể chế và đầu tư để bảo vệ và sử dụng công bằng tâng chứa nước chung và các hệ sinh thái phụ thuộc; thực hiện các cơ chế dự án để giám sát, cải thiện tham vấn các bên liên quan, lồng ghép giới, truyền thông, phổ biến, điều phối và giám sát tiến độ nâng cao tính bền vững lâu dài của các thành quản đã đạt được.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe Ts. Đào Trọng Tứ, Điều phối viên quốc gia Giới thiệu Dự án “Tăng cường tính bền vững tầng chứa nước xuyên biên giới Campuchia-Đồng bằng sông Cửu Long” (CMDA); Ts. Bùi Trần Vượng, chuyên gia thủy văn, nước ngầm phân tích, đánh giá  về Tiềm năng và hiện trang khai thác và quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long; Ts. Đặng Kiều Nhân, chuyên gia sinh kế và giới trình bày về An ninh nguồn nước và sinh kế ở Đồng bằng sông Cửu Long; Ông Phan Văn Hùng, Phó Giám đốc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày về các dự án (viện trợ quốc tế và trong nước) đã và thực hiện liên quan đến nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long; Ông Nguyễn Nhân Tuấn, Đại diện Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trình bày về Hợp tác trong Ủy hội sông Mê Công về quản trị nước ở lưu vực sông Mê Công và châu thổ sông Mê Công (Campuchia và Việt Nam).

Kết quả của Hội thảo là cơ sở quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường, FAO xây dựng, hoàn thiện văn kiện dự án trình GEF phê duyệt.

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

3V6OAo
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6551100
Liên kết trang