Khẩn trương tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường theo phản ánh của các cơ quan báo chí

Thứ 4, 11/05/2016 - 11:16 GMT+7 Lượt xem: 7

Để đánh giá về tình hình ô nhiễm trên các địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ngãi và Hà Nội theo phản ảnh trên phương tiện thông tin đại chúng, ngày 06 tháng 5 năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1610/BTNMT-VP gửi Tổng cục Môi trường về việc khẩn trương triển khai một số  nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

​Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường đã có công văn gửi các địa phương để thực hiện đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường,  đồng thời tổ chức các đoàn công tác của Tổng cục Môi trường làm việc tại địa phương.

Tổ chức Đoàn công tác làm việc về hiện tượng cá chết hàng loạt sông Bưởi

Ngày 9/5, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với các Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa tổ chức Đoàn công tác đến làm việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi.

Thông tin ban đầu theo báo cáo của Sở TN&MT Thanh Hóa cho biết, từ sáng ngày 4/5/2016, trên sông Bưởi đoạn giáp xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình chảy xuôi về địa bàn xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa có hiện tượng nước sông đổi màu đen lục, sủi bọt, mùi hôi và xuất hiện dấu hiệu cá tự nhiên trên sông chết hàng loạt. Đến ngày 6/6/2016, xảy ra thêm tình trạng cá lồng của bà con nhân dân địa phương bị chết hàng loạt, đặc biệt là các hộ nuôi cá lồng bị thiệt hại nghiêm trọng.

Trước tình hình trên, Sở TN&MT Thanh Hóa đã khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân làm cá chết. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy, trong thời gian nêu trên không có dấu hiệu thay đổi thời tiết bất thường, không có dịch bệnh. Dọc sông Bưởi thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa đến xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình không có nguồn xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Ngày 5/5, Sở TN&MT Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với Sở TN&MT Hòa Bình tiến hành kiểm tra tại Nhà máy sản xuất tinh bột sắn (thuộc Công ty TNHH Tân Hiếu Hưng) và Nhà máy Đường Hòa Bình (thuộc Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình). Tại thời điểm kiểm tra, các Nhà máy đều đã ngừng sản xuất.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT Thanh Hóa đã thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả như: tiến hành rà soát lại các hộ bị thiệt hại và hỗ trợ đời sống nhân dân; tuyên truyền cho nhân dân không sử dụng cá chết làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi; tổ chức thu gom, tiêu hủy toàn bộ số cá lồng và cá tự nhiên bị chết để đảm bảo vệ sinh môi trường; quan trắc liên tục chất lượng nước sông Bưởi để thông báo kịp thời cho các địa phương vùng hạ lưu sông Bưởi trong việc sử dụng nước sông Bưởi cho sản xuất và đời sống.


Đoàn công tác Tổng cục Môi trường tiến hành kiểm tra Nhà máy Đường

Để xác minh làm rõ nguyên nhân gây cá chết, ngày 09/5/2016, Tổng cục Môi trường tiếp tục đến làm việc, trao đổi về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại Công ty CP Mía đường Hòa Bình. Kết quả triển khai của Đoàn công tác sẽ được Tổng cục Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian sớm nhất.

Kiểm tra ô nhiễm ở thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

Cũng trong một diễn biến khác liên quan đến nghi vấn việc nguồn nước bị ô nhiễm tại thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Tổng cục Môi trường đã có Công văn số 944/TCMT-VP ngày 09 tháng 5 năm 2016 gửi Sở TN&MT Quảng Ngãi đề nghị tiến hành kiểm tra, phân tích mẫu nước để công bố chất lượng nước tại thôn Phước Thiện. Qua đó, nếu phát hiện trường hợp ô nhiễm thì có thể đề ra giải pháp tìm kiếm nguồn nước, cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

Kết quả phân tích mẫu nước, xử lý ô nhiễm nguồn nước (nếu có) sẽ được Sở TN&MT Quảng Ngãi báo cáo Tổng cục Môi trường trước ngày 20/5/2016.

VEA

 

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

bejniu
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6352705
Liên kết trang