Khảo sát tiến độ xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng

Thứ 6, 03/10/2014 - 08:21 GMT+7 Lượt xem: 33

Ngày 2/10, Đoàn công tác Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến dẫn đầu cùng Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam (Văn phòng Ban Chỉ đạo 33) đã có buổi làm việc, khảo sát thực tế, kiểm tra công tác triển khai xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP. Đà Nẵng cho biết, công tác xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng đang tiến triển tốt. Thời gian qua, Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà thầu của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai thực hiện, xử lý bùn, đất nhiễm dioxin thuộc giai đoạn 1 của dự án là 45.000 m3, xây dựng 1.254 giếng truyền nhiệt; xây dựng trạm xử lý hơi, chất lỏng; tháo nước Hồ Sen.

 

Hiện các nhà thầu đang tiếp tục kiểm tra bụi và nước thải nhằm đảm bảo các chất nhiễm bẩn không thoát ra bên ngoài khu vực dự án. Đất và bùn nhiễm dioxin sẽ được tập kết ở một khu vực được lót nền và che phủ bề mặt trong khi chờ xử lý. Đất bùn trong mố sẽ được xử lý bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt, nghĩa là nung nóng đất và bùn đến một mức nhiệt độ cao (tối thiểu 335ºC) để tiêu hủy dioxin. Sau xử lý, đất và bùn này sẽ được xét nghiệm để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn làm sạch của Việt Nam. Đất bùn sau xử lý sẽ được lấy ra khỏi mố và được sử dụng làm đất san lấp trên công trường sân bay Đà Nẵng.

 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến đánh giá cao công tác giám sát, phối hợp với nhà thầu của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, tập trung xử lý diện tích bùn, đất nhiễm dioxin giai đoạn 1 của dự án. Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến yêu cầu trong thời gian tới, Sở TN&MT TP. Đà Nẵng tiếp tục phối hợp với các nhà thầu của USAID để hoàn thành giai đoạn 1, và triển khai giai đoạn 2 của dự án.

 

Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh: “Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn để loại bỏ các chất độc trong thời chiến tranh để lại, đặc biệt là dioxin. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của Văn phòng Ban chỉ đạo 33. Việc đi thực địa tại sân bay Đà Nẵng là để tìm hiểu, đánh giá lại sự tiến triển trong công việc xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng, nơi tồn dư dioxin. Công việc xử lý dioxin đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề ra tại buổi gặp gỡ Tổng thống Obama trong một chuyến thăm Mỹ gần đây. Song song với việc hoàn thành xử lý dioxin ở sân bay Đà Nẵng, trong thời gian tới, các đơn vị trong nước sẽ tiếp tục nỗ lực, phối hợp với các tổ chức quốc tế để từng bước hoàn tất công việc xử lý dioxin tại đây”.

 

Với sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam và các đối tác tài trợ khác, USAID hỗ trợ xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, nơi chất da cam được lưu trữ trong chiến tranh Việt Nam. Theo đó, dự án xử lý dioxin sân bay Đà Nẵng đặt ra mục tiêu làm sạch khoảng 80.000m3 đất và bùn nhiễm dioxin, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn làm sạch của Việt Nam. Công nghệ khử hấp thu nhiệt gồm 3 bước chính: Xây dựng kết cấu mố kín nổi trên mặt đất; đào đất, bùn nhiễm dioxin và đưa vào mố; nung nóng bùn và đất đến nhiệt độ 3350C để tiêu hủy dioxin. Chính phủ Hoa Kỳ cam kết giúp nâng cao năng lực của Việt Nam để có thể xử lý môi trường tại các địa điểm khác ngoài Sân bay Đà Nẵng. Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2016.

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

NbZXew
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6555647
Liên kết trang