Thí điểm lồng ghép đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất

Thứ 2, 09/02/2015 - 09:07 GMT+7 Lượt xem: 2362

Đó là một trong các hoạt động chính mà Dự án Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương (NBSAP) đã đạt được trong năm 2014.

Thông tin trên được cung cấp tại cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án NBSAP diễn ra sáng ngày 6/2, tại Hà Nội. GS. TS. Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN&MT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án đã chủ trì cuộc họp.

 

Tại cuộc họp, TS. Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), Giám đốc Dự án đã trình bày báo cáo kết quả hoạt động năm 2014. Trong đó, năm 2014 là năm thực hiện nhiều hoạt động chính của Dự án; Ban Quản lý Dự án đã nỗ lực điều phối và triển khai các nội dung theo kế hoạch và đã đạt được những kết quả khả quan.

 

Theo đó, Dự án đã triển khai thực hiện các hoạt động chính gồm:

 

(1) Hoàn thiện dự thảo và trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia và đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam (NBSAP) tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013;

 

(2) Lựa chọn 02 tỉnh đủ điều kiện để làm thí điểm lồng ghép đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất;

 

(3) Tăng cường năng lực của Việt Nam cho thực hiện NBSAP mới, bao gồm cả việc xây dựng Cẩm nang hướng dẫn thực hiện NBSAP, tổ chức các khóa hội thảo đào tạo giới thiệu NBSAP, hướng dẫn thực hiện NBSAP ở cấp tỉnh, xây dựng bộ chỉ số đánh giá và tiêu chí lựa chọn các chỉ số đánh giá thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học trong quản lý tại địa phương;

 

(4) Nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật về quản lý đất đai có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng dự thảo hướng dẫn lồng ghép những ưu tiên đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 

(5) Xây dựng dự thảo Báo cáo quốc gia lần thứ 5 cho Công ước đa dạng sinh học;

 

(6) Xây dựng bản đồ không gian về đa dạng sinh học của 02 tỉnh thí điểm được lựa chọn.

 

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Dự án đều đánh giá cao nỗ lực của Ban Quản lý Dự án đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2014, giúp lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất; tuyên truyền, phổ biến Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam. Các thành viên Ban Chỉ đạo Dự án cho rằng trong năm 2015, Ban Quản lý Dự án tiếp tục nỗ lực, cố gắng triển khai các hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong năm 2015 để thực hiện đóng gói Dự án đúng tiến độ.

 

Dự án NBSAP do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) sử dụng nguồn của Quỹ Môi trường toán cầu (GEF), thời gian thực hiện 36 tháng (tháng 8/2012 - tháng 8/2015). Tổng kinh phí do GEF tài trợ: 909.000USD; tổng kinh phí vốn đối ứng (theo văn kiện): 200,000 USD.

 

Dự án được thực hiện chủ yếu tại Hà Nội và 02 tỉnh thực hiện thí điểm (Lạng Sơn, Sơn La) lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất.

 

Mục tiêu của Dự án là tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam thông qua các hoạt động (i) Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam (NBSAP) nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc gia đối với Công ước Đa dạng sinh học, (ii) Tăng cường năng lực cấp tỉnh về lồng ghép các ưu tiên bảo tồn đa dạng học học vào quy hoạch sử dụng đất.

 

Dự án gồm 02 hợp phần chính:

 

Hợp phần 1: Xây dựng NBSAP của Việt Nam (giai đoạn 2012-2020), Báo cáo quốc gia lần thứ 5 cho Công ước Đa dạng sinh học được xây dựng (phù hợp với Luật đa dạng sinh học và Chiến lược thực hiện Công ước Đa dạng sinh học (CBD) giai đoạn 2012-2020);

 

Hợp phần 2: Năng lực của cấp tỉnh trong việc lồng ghép các ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học vào các quy hoạch sử dụng đất của địa phương được tăng cường.

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

HXiBYs
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6355531
Liên kết trang