Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023

Thứ 2, 13/11/2023 - 10:07 GMT+7 Lượt xem: 3169

Tháng hành động năm 2023 diễn ra từ ngày 15/11/2023 đến ngày 15/12/2023 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”

Hưởng ứng Tháng hành động, Lãnh đạo Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với các hoạt động cụ thể như: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới thông qua khẩu hiệu, băng rôn tuyên truyền; phổ biến tại các cuộc họp; đăng bài trên trang thông tin điện tử; phát động toàn thể cán bộ, người lao động Quỹ để biết hưởng ứng tháng hành động.

  Thông điệp tuyên truyền tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, Chi ủy và Lãnh đạo Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Phụ nữ Quỹ là những những cán bộ, người lao động luôn say mê và nỗ lực hết mình với công việc, được tham gia vào các hoạt động của Quỹ; số lượng lao động nữ là 63 trong tổng số 100 lao động,  chiếm tỷ lệ 63%; có 01 Phó Giám đốc là nữ, Trưởng ban Kiểm soát là nữ; số lượng cán bộ nữ trong Chi ủy là 3 trong tổng số 7 cán bộ, chiếm tỷ lệ 43%; số lượng nữ Lãnh đạo các đơn vị (Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng) là 10 trong tổng số 21 cán bộ, chiếm tỷ lệ 48%; quy hoạch 33% nguồn cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý Quỹ nhiệm kỳ 2021 - 2026 và 42% nguồn cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý Quỹ nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Lễ kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Quỹ

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 là điểm nhấn, tạo nên chiến dịch truyền thông vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn quốc; thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng của phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Mục tiêu bình đẳng giới trong chính trị, kinh tế, văn hóa vừa là vấn đề quyền con người; vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Để tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái thể hiện tiềm năng và tham gia vào mọi hoạt động xã hội cần chú trọng các giải pháp sau:
Một là, giáo dục và hợp tác quốc tế. Một trong những cách quan trọng nhất để tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái là cung cấp giáo dục chất lượng và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cần thiết. Giáo dục là chìa khóa để cung cấp cho họ kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào cuộc sống và thực hiện quyền tự do cá nhân. Những chương trình giáo dục thông qua việc tăng cường thực hiện bình đẳng giới và giáo dục về quyền của phụ nữ có thể giúp xóa bỏ những định kiến xã hội và tạo ra môi trường công bằng cho tất cả mọi người. Hợp tác quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái. Việc thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ các nước khác nhau có thể tạo ra cơ hội mới và khám phá tiềm năng cho phụ nữ và trẻ em gái.
Hai là, khuyến khích tham gia nắm giữ các vị trí quan trọng và các hoạt động kinh tế. Để tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia nắm giữ các vị trí quyền lực là cần thiết. Cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự đại diện của phụ nữ trong các cơ quan, tổ chức ở trung ương cũng như ở địa phương và cộng đồng dân cư. Đồng thời, tạo ra không gian để phụ nữ và trẻ em gái có thể thể hiện ý kiến và tận dụng tiềm năng. Bên cạnh đó, cần tạo ra cơ hội kinh tế cho phụ nữ và trẻ em gái. Kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới và thực hiện bình đẳng giới./.

Tags: Trống
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

unzK01
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6346916
Liên kết trang