Việt Nam - Nhật Bản: Thống nhất thông qua quy chế, hướng dẫn thực hiện JCM

Thứ 4, 26/02/2014 - 23:44 GMT+7 Lượt xem: 1478

Cuộc họp lần thứ Hai của Ủy ban Hỗn hợp về Cơ chế tín chỉ chung – JCM vừa được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã tới dự.

Cơ chế tín chỉ chung – JCM là phương pháp tiếp cận mới được đề xuất bởi Nhật Bản hay còn gọi là Cơ chế tín chỉ bù trừ song phương (BOCM). Phía Nhật Bản sẽ cung cấp tài chính, công nghệ để thực hiện các dự án giúp giảm phát thải khí nhà kính tại các quốc gia đối tác. Các dự án này được thực hiện chuyển đổi thành các tín chỉ cacbon và Nhật Bản có thể được sử dụng các tín chỉ này.

Việc hợp tác Việt Nam – Nhật Bản về JCM được thực hiện lần đầu tiên vào tháng 9/2013 với cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp lần thứ nhất. Việc hợp tác về JCM mở ra một cơ hội để Việt Nam phát triển các công nghệ sạch. Bởi thế, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có văn bản chính thức cho phép ban hành tạm thời các cơ chế, hướng dẫn kỹ thuật thực hiện JCM trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do Nhật Bản xây dựng. Đồng thời, chỉ đạo giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trao đổi, thảo luận với phía Nhật Bản lựa chọn một số dự án để triển khai thí điểm ngay trong năm 2014.

Tại cuộc họp lần thứ 2 này, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất thông qua Quy chế và Hướng dẫn thực hiện JCM, các nội dung hợp tác, hỗ trợ trong phạm vi Cơ chế, xác định được sự quan trọng và cần thiết của việc nâng cao nhận thức không chỉ của các nước ASEAN mà còn của các doanh nghiệp về Cơ chế JCM.

Trong số các dự án phía Việt Nam đề xuất, Nhật Bản đã thảo luận để thông qua 4 dự án thí điểm. Đó là: Tích hợp hệ thống cải thiện hiệu quả năng lượng tại các nhà máy bia; máy bơm nhiệt NH3 trong các nhà máy chế biển thủy sản áp dụng tại một số nhà máy chế biến thủy sản tại TP Hồ Chí Minh; Bệnh viện xanh – Nâng cao hiệu quả năng lượng, môi trường trong các bênh viện tại Việt Nam và dự án áp dụng hệ thống quản lý năng lượng tại các khách sạn (V-BEMS).

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, việc thực hiện JCM có liên quan chặt chẽ đến các doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường cacbon chưa hình thành, việc buôn bán tín chỉ các-bon đang ở mức hạn chế, do đó, lợi của doanh nghiệp trong việc tham gia dự án chỉ là đầu tư công nghệ nên cần đảm bảo chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra không quá lớn.

Đại diện phía Nhật Bản cho hay, thông thường Nhật Bản chỉ hỗ trợ 1/3 chi phí. Song JCM là cơ chế mới nên phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ 50%. Hiện tại ở giai đoạn phi thương mại, nên Nhật Bản chỉ đầu tư công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện dự án. Sau khi dự án thực hiện, thu được tín chỉ giảm phát thải, Nhật Bản sẽ xin lại phần tín chỉ.

Toàn cảnh cuộc họp

Là cơ hội để triển khai công nghệ sạch song để thực hiện thành công Cơ chế JCM, còn không ít thách thức. Đầu tiên, Cơ chế này còn mới mẻ đối với cả các nhà quản lý môi trường và doanh nghiệp Việt Nam. Bởi thế, trong giai đoạn thực hiện thí điểm này, Việt Nam mong nhận được sự hỗ trợ của Nhật Bản về tăng cường năng lực cho Ủy ban Hỗn hợp và Tổ Thư ký phía Việt Nam.

“Bộ TN&MT cam kết sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan của hai nước để triển khai hiệu quả Cơ chế JCM tại Việt Nam, trước mắt là thực hiện có hiệu quả các dự án thí điểm được lựa chọn”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết.

Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

uqgmcV
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6349685
Liên kết trang