CHLB Đức: Chia sẻ kinh nghiệm xử lý ô nhiễm kim loại nặng tồn lưu trong đất

Thứ 6, 11/11/2016 - 13:13 GMT+7 Lượt xem: 216

​Chiều 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân, CHLB Đức tổ chức Hội thảo “Xử lý ô nhiễm kim loại nặng tồn lưu trong đất tại Việt Nam - Kinh nghiệm từ phía Đức”.

​Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức chào mừng Đoàn công tác của Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân, CHLB Đức do Thứ trưởng Gunther Adler dẫn đầu sang thăm và tham dự Hội thảo tại Hà Nội.

 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức phát biểu tại Hội thảo

 

Phó Tổng cục trưởng cho biết hiện nay, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các điểm ô nhiễm tồn lưu trên phạm vi cả nước.

 

Cải tạo, phục hồi đất ô nhiễm kim loại nặng là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư cao. Để xử lý đất ô nhiễm, tại Việt Nam thường sử dụng các phương pháp truyền thống cơ lý, hóa học và sinh học. Trong những phương pháp trên thì sử dụng thực vật có khả năng hấp thu hoặc tồn tại được trên những vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng được xem như là phương pháp “mềm”, “êm dịu” cho đất.

 

Trong thời gian qua, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với Viện nghiên cứu độc lập các vấn đề về môi trường thuộc CHLB Đức thiết kế, xây dựng dự án “Trồng cây năng lượng trên đất sau khai thác mỏ tại Việt Nam” cũng nhằm mục tiêu giải quyết những vùng đất ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm kim loại nặng tại Việt Nam. 
 

 

Thứ trưởng Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Gunther Adler phát biểu tại Hội thảo

 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Gunther Adler cho biết hơn 10 năm qua, Việt Nam và Đức đã có nhiều cuộc gặp, hoạt động, hội thảo liên quan đến bảo vệ, xử lý đất ô nhiễm đất.

 

Tháng 7/2015, hai bên đã nâng tầm hợp tác, thể hiện hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia thông qua dự án “Trồng cây năng lượng trên đất sau khai thác mỏ tại Việt Nam”. Dự án thử nghiệm tính khả thi trong việc sử dụng các diện tích mỏ đã đóng cửa để trồng cây năng lượng thông qua sáng kiến môi trường quốc tế, góp phần xử lý đất có ô nhiễm tồn lưu kim loại để tái sử dụng.

 

Cũng tại Hội thảo, Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân, CHLB Đức đã bàn giao hai thiết bị quang phổ phục vụ đánh giá ô nhiễm kim loại trong đất cho Tổng cục Môi trường. Theo phía Đức, đây là thiết bị quang phổ có công nghệ hàng đầu trên thế giới hiện nay.

 

Toàn cảnh Hội thảo

 

Tại Hội thảo, trên cơ sở kinh nghiệm về công tác xử lý đất ô nhiễm tồn lưu với kim loại nặng từ phía Đức và thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất tại Việt Nam, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về những mối quan tâm chung của cả hai bên đối với công tác khắc phục ô nhiễm tồn lưu kim loại nặng trong đất;chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng các thiết bị công nghệ mới; xử lý ô nhiễm kim loại nặng tồn lưu trong đất từ góc nhìn quản lý của Chính phủ Đức, thực trạng và giải pháp của ô nhiễm kim loại trong đất tại Việt Nam, công nghệ tiềm năng trong viết thiết kế bản đồ số h1111óa về đất nhằm bảo vệ môi trường đất; từ đó xây dựng các nội dung cụ thể cho kế hoạch hợp tác của hai Bộ trong thời gian tới.

 

VEA

 

Tags: sông Nhuệ
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

nZUq6K
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6350628
Liên kết trang