HỘI THẢO KHU VỰC CỬ TRI MỞ RỘNG QUỸ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU (GEF) 2016

Thứ 5, 07/04/2016 - 01:14 GMT+7 Lượt xem: 139

Từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 01 tháng 4 năm 2016 tại Băng-Cốc, Thái Lan đã diễn ra Hội thảo Khu vực cử tri mở rộng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF). Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu gồm đại diện của Ban Thư ký GEF, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),  Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP),  Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP),  Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), đại diện Đầu mối tác nghiệp của GEF của và đầu mối quốc gia của các công ước trong khuôn khổ tài trợ của GEF (Công ước về Đa dạng sinh học (CBD), Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs), và Công ước Minamata về thuỷ ngân) của 14 quốc gia, bao gồm Cam-pu-chia, Lào, Ma-lay-xi-a; Mi-an-ma, Mông Cổ, Thái Lan, Băng-la-đét, Bu Tan, Ấn Độ, Man-đi-vơ, Nepal, Sri Lanka, Trung Quốc và Việt Nam.
 

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Mục tiêu của Hội thảo là thảo luận về các chính sách, quy trình đánh giá và chia sẻ bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng và thực hiện các dự án do GEF hỗ trợ trong chu kỳ 6 (từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2018), cũng như chia sẻ các kế hoạch, định hướng tiếp theo cho chu kỳ GEF 7.

Trong thời gian qua, nguồn phân bổ từ GEF góp phần quan trọng cho Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thành viên các Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc và Công ước Minamata về thủy ngân. Nguồn taì trợ từ GEF cũng giúp Việt Nam thực hiện các Chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường cũng như các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ về bảo vệ môi trường.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội thảo với 07 thành viên do TS Đỗ Nam Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Đầu mối tác nghiệp của GEF Việt Nam làm trưởng đoàn, và đại diện đầu mối quốc gia của các công ước trong khuôn khổ tài trợ của GEF. Các thành viên trong đoàn đã tích cực tham dự đầy đủ các phiên họp, đóng góp ý kiến cho các phiên của Hội thảo.Đoàn Việt Nam làm việc với đại diện Ban thư ký GEF

Đoàn Việt Nam làm việc với đại diện Ban thư ký GEF

Ngoài ra, Đoàn Việt Nam đã có các cuộc tiếp xúc song phương và đa phương với đại diện Ban Thư ký GEF, WB, UNDP, UNEP, UNIDO, ADB… để thảo luận về các ý tưởng dự án đã được GEF Việt Nam đồng thuận trong chu kỳ 6, cũng như xây dựng ý tưởng dự án cho chu kỳ 7. Đoàn cũng trao đổi với Ban thư ký GEF về ý tưởng tham gia các dự án khu vực, bao gồm dự án về “Giảm ô nhiễm và bảo lưu dòng chảy môi trường tại các vùng biển Đông Á thông qua việc thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông tại các nước ASEAN” và “Giảm thiểu các chất POP trong ngành dệt may”.

Hội thảo đã cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến các chiến lược, chương trình, chính sách và thủ tục của Chu kỳ GEF 6. Hội thảo cũng là cơ hội cho các nước là thành viên của các công ước trong phạm vi tài trợ của GEP chia sẻ kinh nghiệm cũng như thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án do GEF tài trợ nhằm chuẩn bị tốt hơn cho việc vận động tài trợ cho chu kỳ 7 sắp tới.

– Văn phòng GEF Việt Nam –

Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

N5vwQW
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6465042
Liên kết trang