Nước thải đô thị không qua xử lý đe dọa sức khỏe con người

Thứ 6, 21/07/2017 - 13:44 GMT+7 Lượt xem: 21

Nước thải chưa qua xử lý ở các thành phố đang dùng để tưới tiêu khiến 885 triệu người bị phơi nhiễm, có nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, tả.

​ây là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế đăng trên tạp chí môi trường Environmental Research Letters, trụ sở tại Mỹ.

Theo đó, diện tích cây lương thực khoảng 36 triệu hécta (gần bằng diện tích lãnh thổ Đức) đang được tưới tiêu bằng nước thải từ các đô thị đổ ra sông hồ. 80% số diện tích cây trồng này (khoảng 29 triệu hécta) nằm ở các quốc gia mà việc xử lý nước thải rất hạn chế như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mexico, Iran. Đây là nghiên cứu đầu tiên mà các nhà khoa học sử dụng hệ thống thông tin viễn thám và Thông tin Địa lý (GIS) để phân tích các dữ liệu.

Nước thải chưa qua xử lý, (ngay cả khi loãng đi) đều đặt ra mối đe dọa sức khỏe cho cả nông dân lẫn người tiêu dùng. Các nhà khoa học thuộc Viện Quản lý Nước quốc tế cho biết, trong nước thải có nhiều chất độc từ phân người, động vật. Nông dân có thể bị nhiễm trùng da do tiếp xúc với nước nhiễm bẩn, còn người tiêu dùng có nguy cơ mắc giun, tiêu chảy, thậm chí dịch tả do ăn rau sống.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, ô nhiễm từ chất thải của người và động vật ảnh hưởng tới gần 1/3 số sông hồ ở Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi, và 3,4 triệu người chết mỗi năm do dịch bệnh liên quan đến các mầm bệnh có trong nước. Nguy cơ này đang tăng lên do dân số thế giới tăng, đô thị hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển mà công tác quy hoạch còn kém.

https://baotainguyenmoitruong.vn

 

Tags: sông Nhuệ
Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

egs4Ze
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6350408
Liên kết trang