Viễn cảnh Trái Đất khi băng tan chảy

Thứ 6, 22/11/2013 - 16:15 GMT+7 Lượt xem: 2015

Các nhà khoa học mới đây đưa ra hình ảnh giả tưởng về các châu lục bị nhấn chìm nếu tất cả các tảng băng trên Trái Đất đều tan chảy và làm mực nước biển dâng cao.

1. Bắc Mỹ

1-6872-1384239259.jpg

Toàn bộ bờ biển Bắc Mỹ ở Đại Tây Dương sẽ biến mất cùng với bang Florida của Mỹ. Khu vực đồi núi ở San Francisco, California sẽ trở thành một cụm đảo và thung lũng trung tâm Central Valley trở thành một vịnh biển khổng lồ. Phần đánh dấu là bờ biển thời điểm hiện tại sẽ chìm dưới mặt nước biển khi băng tan chảy.

2. Nam Mỹ

2-2238-1384239259.jpg

Lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay sẽ trở thành vùng biển của Đại Tây Dương. Toàn bộ thủ đô Buenos Aires của Argentina, vùng bờ biển Uruguay và đất nước Paraguay nhiều khả năng sẽ bị xóa sổ. Diện tích núi sẽ tồn tại dọc theo bờ biển Caribbe và Trung Mỹ.

3. Châu Phi

3-1808-1384239259.jpg

So với các châu lục khác, diện tích đất mà Châu Phi có thể mất đất khi mực nước biển dâng lên sẽ ít hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ Trái Đất tăng lên có thể khiến nhiều nơi ở châu lục này không thể sinh sống được. Tại Ai Cập, thủ đô Cairo và thành phố ven biển Alexandria sẽ bị biển Địa Trung Hải nhấn chìm.

4. Châu Âu

4-5912-1384239259.jpg

Thảm họa ở Châu Âu khi mực nước biển tăng được dự đoán là  tương đối tàn khốc khi thủ đô London của Anh, thành phố Venice cùng toàn bộ đất nước Hà Lan và Đan Mạch sẽ bị nhấn chìm. Trong khi đó, biển Địa Trung Hải, biển Đen và biển Caspi không ngừng mở rộng diện tích lấn sâu vào đất liền.

5. Châu Á

5-4230-1384239259.jpg

Một phần của Trung Quốc và một phần không nhỏ của Việt Nam, nơi sinh sống của hàng trăm triệu người sẽ bị ngập nước. Ngoài ra, toàn bộ Bangladesh và phần lớn bờ biển Ấn Độ cũng bị nhấn chìm bởi mực nước biển. Khu vực đồng bằng hạ lưu của sông Mekong cũng chịu ảnh hưởng tương tự và khu vực đồi núi Cardamon ở Campuchia bị nước biển tách ra thành một hòn đảo lớn.

6. Châu Đại Dương

6-9228-1384239260.jpg

Mực nước biển dâng cao sẽ hình thành một biển đảo mới, tuy nhiên khiến khu vực này mất nhiều dải đất hẹp ven biển, nơi phần lớn người dân Australia hiện nay sinh sống.

7. Tây Nam Cực

7-9955-1384239260.jpg

Cũng như các khối băng ở đảo Greenland, hiện tượng ấm lên toàn cầu tác động vào các lớp băng ở tây Nam Cực làm tan chảy các lớp băng theo thời gian. Kể từ năm 1992 cho đến nay, mỗi năm trung bình có khoảng 65 triệu tấn băng tan chảy ở khu vực này. 

Hỏi đáp
Thư viện
Đăng ký vay vốn ưu đãi

Tên doanh nghiệp *

Địa chỉ *

Số điện thoại *

Email

Tên dự án *

Tóm tắt nội dung dự án *

Mã xác nhận *

eN81ox
Hoạt động nghiệp vụ
Thống kê truy cập

Đang online

0

Lượt truy cập

6446033
Liên kết trang